Cụ thể,ữngkhoảnglùichínhsábet 88. com. vn Quyết định 56 (QĐ56) về Quy chế quản lý kiến trúc TP.HCM với quy định mới về khoảng lùi, độ cao của công trình được cấp phép đã giảm khá nhiều so với trước. Việc này khiến nhiều hộ dân không dám xây nhà vì nếu xây, nhà sẽ thấp hơn, thụt vào sâu hơn... so với các căn hộ hiện hữu. Cũng vì thế, bộ mặt khu phố cũng "lôm nhôm" hơn, đi ngược lại với mục tiêu quản lý kiến trúc ban đầu. Ngay sau khi Báo Thanh Niênlên tiếng, rất nhiều bạn đọc đã gửi thư đến tòa soạn phản ánh cụ thể về bất cập khi áp dụng QĐ56 ở nơi họ sinh sống và kiến nghị TP nhanh chóng điều chỉnh để người dân ổn định nhà cửa, an cư lạc nghiệp. Về việc này, lãnh đạo TP cũng đã có chỉ đạo, tuy nhiên, cần có thời hạn cụ để giải quyết dứt điểm chứ không nên kéo dài thêm nữa.
Không chỉ QĐ56, những lộ giới, lộ hẻm, lộ đường treo la liệt khắp nơi trên địa bàn TP cũng đang khiến người dân sống ở những nơi này rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, xây không được, bán không xong, ở thì khốn khổ. Bởi muốn sửa sang hay xây dựng mới thì buộc phải chừa lộ giới, chỉ giới nhưng đường, hẻm thì không biết bao giờ mới mở nên đành phải sống trong tình trạng quyền lợi chính đáng bị treo hết sức vô lý. Rồi các dự án, thậm chí đại dự án cũng treo lưu cữu năm này qua năm khác, thập niên này qua thập niên khác... ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, đến bộ mặt đô thị, lãng phí nguồn lực đất đai của nhà nước. Chưa kể xung quanh "các thể loại" quy hoạch treo này còn phát sinh nhiều vấn đề. Không ít trường hợp mua nhà, đất bị vướng lộ giới, chỉ giới xây dựng nhưng không biết, chỉ đến khi tiến hành xây dựng mới "ngã ngửa", thế là mâu thuẫn, kiện tụng, thậm chí dẫn đến xô xát...
Đáng nói là những bất cập này đã được phản ánh rất nhiều lần nhưng hầu như chưa được giải quyết. Quy hoạch treo cũng được đưa lên nghị trường Quốc hội. Tại kỳ họp vừa rồi, khi thảo luận về dự thảo luật Đất đai sửa đổi, đây cũng là một trong những vấn đề nóng. Từ nhiều năm trước, TP.HCM đã tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch nhằm trả lại quyền lợi hợp pháp của người dân trong vùng quy hoạch, đồng thời loại bỏ những quy hoạch thiếu khả thi. Thế nhưng trên thực tế, các quy hoạch treo cũ vẫn lưu cữu và quy hoạch treo mới vẫn tiếp tục. Còn lộ giới, chỉ giới treo ở khắp các đường, hẻm thì chưa hề có cuộc rà soát hay chủ trương nào nên nguy cơ treo vô thời hạn là rất lớn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có một điểm chung là hầu như chưa có ai phải chịu trách nhiệm về quy hoạch treo, bất chấp hậu quả của nó là vô cùng lớn. Một dự án treo có thể lãng phí cả ngàn tỉ, ảnh hưởng tới hàng trăm, hàng ngàn hộ gia đình. Tương tự, một quyết định thiếu hợp lý không chỉ khiến quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng trầm trọng mà còn gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng chính sách của chính quyền địa phương.
Vì vậy, rất cần có một cuộc rà soát những quy định thiếu hợp lý, các quy hoạch treo lưu cữu, những lộ giới, chỉ giới treo vô thời hạn để xử lý dứt điểm, trả lại quyền lợi chính đáng cho người dân.
Đừng để những khoảng lùi xây dựng trở thành "khoảng lùi" chính sách.