Nhìn một cách tổng thể,ìsaoHLVTenHaglụnbạxsmb 30 ngay M.U không có lối chơi, đấu pháp, bài bản đáng kể nào. Họ không thể tạo dựng cơ hội ghi bàn, sút cầu môn ít hơn hẳn các đội thật sự tầm thường, như FC Copenhagen ở Champions League rạng sáng qua (9.11) hoặc Fulham ở giải Ngoại hạng Anh cuối tuần trước. Họ có thể thắng, hoặc thua, như một sự ngẫu nhiên vốn là đặc điểm lớn nhất của môn bóng đá, chứ họ hoàn toàn không để lại dấu ấn nào của nhà cầm quân - cứ như đấy là một tập thể hỗn loạn không có HLV. Họ thậm chí không làm được những việc căn bản cần làm, vốn là yêu cầu tối thiểu dành cho một nhà cầm quân. Dẫn trước hoặc bị dẫn; có hoặc không có bóng… thì phải làm gì? Không có câu trả lời - dù những người chơi bóng "phong trào" cũng sẽ lập tức có câu trả lời, theo lý thuyết.
Chỉ có M.U của Ten Hag mới dẫn trước đến 2 lần trong một trận đấu mà rút cuộc vẫn thua ngược, trước một đối thủ đáng bị xem là đội lót đường ở Champions League. 2-0 trong vòng chưa tới nửa giờ, rồi 3-2 khi trận đấu chỉ còn 7 phút, vậy mà lại thua 3-4 và rơi xuống chót bảng. HLV Erik Ten Hag phàn nàn sau trận, rằng các cầu thủ của ông lẽ ra phải biết làm gì để bảo vệ tỷ số. Ơ hay, đáng lẽ phải chỉ trích HLV chứ? Thay người và chuyển sang chiến thuật an toàn, kìm hãm nhịp độ, chơi bóng ở khu giữa sân, thậm chí… phạm lỗi từ xa, tất cả đều là công việc từ băng ghế chỉ đạo chứ!
Thật ra, Ten Hag hơn hẳn những người tiền nhiệm. Ngoài chuyện từng khoác áo M.U trong những năm tháng hào hùng nhất của đội này, Ole Gunnar Solskjaer chưa từng huấn luyện bóng đá đỉnh cao, thậm chí phải nói luôn rằng ông ta không phải là HLV đích thực. Ralf Rangnick còn tệ hơn. Ten Hag đã gặt hái khá nhiều danh hiệu vô địch trong suốt 5 năm dẫn dắt Ajax Amsterdam. Ông đến M.U trong bối cảnh CLB này đã tan vỡ hoàn toàn về mặt chuyên môn, và thành công bước đầu, trong cả hai lĩnh vực quan trọng: đem lại lối chơi thuyết phục cũng như thành tích tốt đẹp.
Khác biệt: thành công trong mùa bóng trước của M.U gắn liền với sự xuất sắc của tiền vệ Casemiro và trung vệ Lisandro Martínez. Mùa này, Lisandro Martínez vắng bóng vì chấn thương (tương tự là hậu vệ cánh Luke Shaw, cũng rất xuất sắc trong mùa vừa qua). Casemiro thì rớt phong độ. Ten Hag không giỏi trong lĩnh vực nhìn người. Ông đặt niềm tin vào các cầu thủ mà đáng lẽ M.U nên gạt bỏ (như Harry Maguire, Jonny Evans), hoặc chỉ nên dùng trong tư cách dự bị, như Marcus Rashford. Tạo động lực để Rashford phải luôn cố gắng hết sức, chứ ai lại giao vai trò trụ cột cho cầu thủ không đáng tin cậy này!
Bóng đá Anh khốc liệt hơn hẳn so với nền bóng đá Hà Lan của Ten Hag. Một mặt, bản thân ông không kịp trở tay trước nguy cơ lỗi thời. Mặt khác, các cầu thủ mà Ten Hag chọn mua (chủ yếu từ thị trường Hà Lan) đều không phát huy được tác dụng gì. Tình trạng khủng hoảng lực lượng (chủ yếu vì chấn thương) đã đẩy M.U tới chỗ tan nát, và HLV Ten Hag thay vì giải cứu thì lại bị M.U cuốn theo vào thất bại chung.